Bạn đã có blog cá nhân của riêng mình hay chưa? Ngày nay, viết blog không chỉ để thỏa mãn sở thích được viết và chia sẻ quan điểm cá nhân. Blog cũng có thể đem lại nguồn thu nhập cho chủ sở hữu. Hãy cùng Oreka.Builders tìm hiểu về blog cá nhân và các thông tin hữu ích xung quanh khái niệm này trong bài viết dưới đây!
Blog cá nhân là gì? Các khái niệm liên quan tới Blog
Blog
Những bài viết có dạng blog xuất hiện lần đầu vào khoảng những năm 1994 và bùng nổ vào cuối thập niên 1990. Ở thời điểm đó, blog được gọi với nhiều tên như “weblog”, “personal web page” (Tạm dịch: trang web riêng tư của người viết). Hay “online diary” (Tạm dịch: Nhật ký trực tuyến).
Qua một chặng đường phát triển, ngày nay chúng ta gọi những trang web cá nhân có nội dung chia sẻ thông tin, quan điểm qua những chủ đề chọn lọc với tên đơn giản là “blog”.
Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay blog phát triển phổ biến. Ai cũng có thể tìm kiếm thông tin và tự tạo blog của riêng mình. Một blog có thể thuộc sở hữu của một cá nhân. Hoặc một nhóm người cùng xây dựng nội dung cho blog đó.
Theo trang thống kê internetlivestats.com, có hơn 7 triệu bài blog được viết và xuất bản mỗi ngày.

Khác với trang web, blog có văn phong mang phong cách cá nhân của tác giả. Blog có thể viết sáng tạo như một cuộc trò chuyện thân mật. Còn với trang web, cách viết cần chuẩn mực và giữ thái độ trung lập.
Blog cá nhân
Blog cá nhân là khái niệm chỉ trang blog thuộc sở hữu duy nhất của một người. Đây là nơi họ chia sẻ các nội dung xoay quanh cuộc sống như một cuốn nhật ký trực tuyến, bày tỏ quan điểm cá nhân. Hoặc với nhu cầu hiện nay, blog cá nhân còn là nơi để người viết luyện kỹ năng. Hoặc phục vụ cho mục đích khác như nâng cấp CV, profile hoặc kiếm tiền từ quảng cáo và tiếp thị liên kết (affiliate).
Blogger
Blogger là từ dùng để gọi những người xây dựng, viết nội dung và vận hành một trang blog. Ngày nay, blogger cũng là một nghề nghiệp khi chủ sở hữu sử dụng blog thường xuyên theo kế hoạch để tìm kiếm thu nhập. Nội dung không chỉ dừng lại ở các bài viết. Họ có thể phát triển ở các nền tảng khác như YouTube, Linkedin,…
6 lý do nên bắt đầu viết blog cá nhân
Blog cá nhân – Một thế giới của riêng bạn
Bạn có thể sử dụng blog như là một cuốn nhật ký online. Nơi bạn có thể giãi bày suy nghĩ về những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống thường nhật. Hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.
Thỏa mãn đam mê viết lách và rèn luyện kỹ năng, phát triển bản thân
Nhiều blogger bắt đầu tạo blog cá nhân với sở thích viết. Họ muốn có một môi trường để có thể viết thoải mái và thuận tiện. Cũng như lan tỏa những nội dung đó tới nhiều người hơn.
Khi thực hành viết nhiều, bạn có thể rèn luyện và trau dồi kỹ năng viết hấp dẫn hơn, đúng ngữ pháp. Đồng thời cải thiện tư duy logic khi đặt vấn đề và triển khai bài viết, cũng như cách trình bày khoa học và mạch lạc.
Trong quá trình viết, bạn sẽ cần tìm hiểu thêm các thông tin liên quan để nội dung được phong phú hơn. Việc đầu tư nội dung và sự tâm huyết giúp bạn mở rộng, tích lũy thêm vốn kiến thức.
Viết blog cá nhân kích thích sự sáng tạo
Một trong những cách để suy nghĩ sáng tạo hơn đó là phải mở mang kiến thức, quan điểm và tư duy. Việc thường xuyên tìm các chủ đề thú vị và hữu ích cho kênh blog là lúc bạn mày mò và khám phá những điều mình chưa biết. Đọc nhiều, biết nhiều và hiểu cách mọi thứ đang vận hành ra sao.

Qua quá trình đó, bạn cũng sẽ kết nối được những kiến thức đã có thành một ý tưởng sáng tạo mới của riêng mình. Blog cá nhân cũng có thể là nơi bạn lưu lại những ý tưởng sáng tạo của mình. Tạo thành một kho ý tưởng giúp bạn có thể tìm lại dễ dàng khi cần.
Xây dựng và tăng nhận diện thương hiệu cá nhân
Nhân hiệu là một yếu tố đang rất được quan tâm trong thời đại số. Nhu cầu được thể hiện bản thân và công nhận cũng là một trong những nhu cầu cao thuộc tháp Maslow. Thương hiệu cá nhân giúp bạn định vị bản thân giữa hàng triệu người và gia tăng lợi thế, đem về cho bạn những lợi ích nhất định.
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn cần có độ phủ nhân hiệu ở nhiều kênh trực tuyến. Ngày nay, ngoài Facebook, YouTube, Tik Tok,… bạn cũng nên cân nhắc xây dựng thương hiệu cá nhân qua Blog.
Kênh Blog cá nhân được xây dựng bài bản và chuyên nghiệp sẽ có độ uy tín cao. Bên cạnh đó, lượt tìm kiếm mỗi ngày trên Google rất nhiều. Nếu tối ưu SEO tốt, bạn sẽ kéo về nhiều traffic và được nhiều người biết tới hơn. Lượt tìm kiếm tự nhiên tăng cũng giúp nhân hiệu của bạn trở nên uy tín hơn.
Bí kíp từ Oreka.Builders: 5 phương pháp tự tạo động lực để bắt đầu viết
Trở thành chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng
Ngoài ra, các bài viết chuyên môn cũng giúp lời nói của bạn có trọng lượng hơn. Bạn có thể phát triển thương hiệu là chuyên gia trong một lĩnh vực lợi thế của mình. Hiện nay nhiều blogger cũng chứng minh được kiến thức chuyên môn và được đánh giá cao trong lĩnh vực của họ.
Các kiến thức thực tế từ trải nghiệm của chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng cũng rất được công chúng quan tâm. Họ tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề mà họ đang gặp phải. Tuy nhiên giải pháp đó không dễ được tìm thấy từ các lý thuyết thông thường. Đây là cơ hội để các blogger tăng uy tín cho hình ảnh thương hiệu của mình.
Kiếm tiền từ quảng cáo và affiliate
Khi bạn xây dựng được nhân hiệu riêng, bạn sẽ có cơ hội được kết nối với các nhãn hàng. Từ đó, bạn có thể đặt quảng cáo ở các bài viết. Các đường link tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) dẫn tới sản phẩm/dịch vụ của đối tác. Khi người đọc click và mua hàng thành công, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng.

Hoặc bạn có thể bán những sản phẩm, dịch vụ của chính mình. Khi blog cá nhân của bạn đã hoạt động ổn định và thu hút lượng tương tác thường xuyên. Bạn có thể bắt đầu kinh doanh.
Uy tín của bạn là yếu tố rất quan trọng tác động tới hành động của công chúng và quyết định tới tỷ lệ chuyển đổi. Từ đó mang lại các nguồn thu nhập đa dạng cho bạn. Theo thống kê:
Gần 65% các Affiliate Marketer tạo ra traffic bằng cách viết blog.
Các bước viết blog cá nhân cho người mới bắt đầu
Bước 1: Xác định mục đích khi xây dựng blog cá nhân
Tùy mục đích của blog, hướng triển khai và kế hoạch nội dung sẽ khác nhau. Vì vậy đầu tiên, bạn cần định hướng cho blog cá nhân của mình.
- Viết blog để rèn luyện và phát triển kỹ năng bản thân
- Blog cá nhân được tạo với mục đích lan tỏa kiến thức, quan điểm cá nhân
- Xây dựng blog cá nhân để mở rộng network và kết nối với nhiều đối tác
- Tạo blog cá nhân để xây dựng nhân hiệu và tạo dựng cộng đồng của riêng mình
- Viết blog để tạo thu nhập từ kinh doanh, quảng cáo, affiliate,…
Bước 2: Nghiên cứu
Để blog cá nhân của bạn đạt được mục đích đã đề ra. Bạn cần thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu một cách kỹ càng hết sức có thể. Nghiên cứu về thị trường, lĩnh vực, cách viết hấp dẫn, SEO,… Đặc biệt, bạn cần nghiên cứu công chúng mục tiêu. Họ là người mang đến traffic và thu nhập cho bạn. Vì vậy hãy chắc chắn là bạn thấu hiểu đối tượng người đọc của mình.
- Các đặc điểm chung về nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập, nơi sống,…
- Đâu là chủ đề và nội dung họ quan tâm?
- Họ có thói quen, phong cách sống như thế nào?
- Liên tục đặt ra các câu hỏi “tại sao” cho một hành động của đối tượng để đào sâu.
- Tập thói quen quan sát xung quanh, đặc biệt là những người thuộc đối tượng bạn đang hướng đến.
Bước 3: Lên kế hoạch triển khai nội dung
Để tạo và viết blog cá nhân một cách bài bản. Bạn nên lên một kế hoạch hoặc chiến lược tổng thể cho việc triển khai nội dung.

- Nội dung bài viết được khai thác từ chủ đề nào.
- Sự phân bổ các chủ đề cho bài viết.
- Chia giai đoạn riêng với những mục tiêu khác nhau. Ví dụ: giai đoạn 1 tạo nhận thức về blog của bạn. Giai đoạn 2 tăng sự hiện diện. Giai đoạn 3 kết nối với các đối tác,…
- Tần suất và sắp xếp lịch trình đăng bài.
- Các định dạng nội dung trong bài: text, hình ảnh, video, gif, audio, interactive content,…
- Chiến lược lan tỏa nội dung trên các kênh khác: Facebook, Instagram, YouTube, Tik Tok,…
Bước 4: Tìm kiếm chủ đề, ý tưởng và sáng tạo nội dung
Chủ đề cho blog cá nhân
Chủ đề cần phù hợp với năng lực và kiến thức cơ bản của bạn về lĩnh vực mà bạn chọn. Nếu blog của bạn hướng đến mục đích xây dựng thương hiệu, kiếm thu nhập. Chủ đề bạn chọn cũng cần là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm, đang là xu hướng. Khi đó, bạn phát triển thành các bài viết blog cá nhân sẽ nhanh thu hút được nhiều lượt traffic hơn.
Các chủ đề thường được quan tâm nhiều như nấu ăn, thời trang, công nghệ,… và đặc biệt là sức khỏe, tài chính khi mọi người vừa trải qua những tác động từ đại dịch.
Tìm kiếm và sáng tạo ý tưởng cho bài viết
Để tìm kiếm ý tưởng cho bài viết của mình, bạn cần trả lời 7 câu hỏi sau:
- Mục đích của bài viết là gì? Để bán hàng, quảng cáo hay chia sẻ thông tin hữu ích,…
- Đối tượng bài muốn hướng tới: Insight của họ như thế nào? Họ đang gặp vấn đề gì?
- Bạn sẽ sử dụng chất liệu nội dung nào để giải quyết vấn đề của đối tượng trên?
- Sau khi đọc bài blog, bạn muốn họ nhớ tới thông điệp gì?
- Hướng tiếp cận nào sẽ là tối ưu nhất cho bài blog này? Có góc nhìn nào mà bạn chưa từng khai thác không?
- Những keyword cần có trong bài là gì?
- Tone & mood: mạnh mẽ, trẻ trung, hiện đại, hài hước, tinh tế, nghiêm túc,…

Bên cạnh đó, Oreka.Builders có một số gợi ý giúp bạn sáng tạo thêm các ý tưởng mới:
- Vận dụng kiến thức sẵn có và research trên các công cụ tìm kiếm để phát triển ý tưởng.
- Khai thác các thuộc tính lý tính, cảm tính của đối tượng.
- Đồng thời viết các dạng bài đa dạng: kể chuyện, mô tả, hướng dẫn, phân tích, so sánh,…
- Sử dụng các công cụ tìm kiếm ý tưởng như Google Trend, Keyword Tool, Answer Socrates,.. dựa trên từ khóa.
- “Nằm vùng” tại nơi tập trung nhiều đối tượng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới. Sau đó tìm hiểu các thông tin, vấn đề đối tượng mục tiêu của bạn quan tâm.
- Thường xuyên theo dõi và cập nhật các trend mới trên mạng xã hội.
Bước 5: Lên outline và sắp xếp cấu trúc bài viết logic
Lên outline trước khi viết bài rất quan trọng.
- Bạn sẽ có hình dung tổng thể về bài viết của mình.
- Phát triển nội dung bài logic chặt chẽ hơn.
- Bám sát nội dung, tránh sa đà và mất nhiều thời gian vào các ý không phải nội dung chính.
- Viết bài dễ dàng hơn khi đã có tấm bản đồ nội dung trong tay.
Để có một outline hoàn chỉnh, trước tiên bạn cần tìm hiểu, tổng hợp thông tin từ tất cả các nguồn bạn tìm được. Sau đó, chắt lọc những nội dung phù hợp mà bạn sẽ triển khai trong bài viết của mình. Gạch đầu dòng ngắn gọn các luận điểm theo mạch của bài viết.
Để sắp xếp các luận điểm một cách logic, bạn có thể phân chia các ý thành 3 nhóm nội dung cùng trả lời các câu hỏi “What”, “Why”, “How” và sắp xếp lại thành mạch nội dung hoàn chỉnh:
- “What” (cái gì): Đó là sản phẩm gì, định nghĩa, nguồn gốc, lịch sử,…
- “Why” (tại sao): Tại sao điều đó lại quan trọng/ cần thiết, tại sao câu nói này trở thành trend,…
- “How” (như thế nào): Hướng dẫn cách ứng dụng, sử dụng,…
Bước 6: Triển khai viết nội dung bài blog cá nhân
Sau khi đã có outline, bạn bắt đầu viết nội dung bám sát bố cục đó. Hãy viết phần nội dung của bài trước, sau đó là sapo và cuối cùng là title. Title và sapo rất quan trọng, là ấn tượng đầu thu hút người đọc tiếp tục đọc bài blog cá nhân của bạn. Bạn sẽ viết 2 phần này hấp dẫn hơn sau khi đã hoàn thành nội dung chính của bài viết và đã nắm được thông tin tổng quát.
Thời gian chú ý trung bình của con người đã giảm từ 12 giây xuống còn 8 giây (từ năm 2000 – 2015). Bạn sẽ không muốn mất lượng độc giả đáng kể chỉ vì title và sapo kém ấn tượng.
Với title, bạn có thể sử dụng các từ/ cụm từ hấp dẫn người đọc. Ví dụ như miễn phí, chuyên nghiệp, thú vị, sự thật về, tiên phong, vượt trội, bí mật, tiềm năng,… Hay các cụm từ như làm thế nào để, bí mật của, cách nhanh nhất để, cách để … mà không cần phải …, 5 lý do mà bạn nên,…

Bước 7: Rà soát lại nội dung trước khi đăng tải
Để bài viết chuyên nghiệp hơn, hãy chắc chắn rằng bạn đã chỉnh sửa tất cả các lỗi nhỏ và cơ bản. Ví dụ như sai chính tả, lặp từ, lỗi soạn thảo văn bản, căn chỉnh không đều, ảnh lỗi font chữ,… Hoặc các lỗi về ngữ pháp, viết câu quá dài và lan man, có cấu trúc phức tạp. Những câu như vậy sẽ gây khó hiểu, gây tranh cãi hoặc dễ khiến người đọc hiểu sai vấn đề.
Sau đó, kiểm tra lại các nội dung bạn viết đã chính xác hay chưa. Thông tin được trích từ nguồn tham khảo chính thống hay không? Tone & mood đã phù hợp chưa? Bạn có đang lẫn lộn giữa văn viết và văn nói hay không? Nội dung có vi phạm chính sách nào không?
Sau khi đã kiểm tra kỹ càng hết sức có thể. Bạn hãy đăng tải bài viết của mình lên trang blog cá nhân.
3 nền tảng phổ biến nhất giúp bạn tạo blog cá nhân
Để xây dựng trang blog cá nhân của mình, bạn cần sử dụng đến các nền tảng blog hoặc phần mềm, hệ thống giúp bạn quản lý nội dung. Ngày nay, chúng ta không cần phải tự lập trình từ đầu một phần mềm để xây dựng blog cá nhân. Có nhiều nền tảng với các chức năng có sẵn giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Wordpress
Wordpress là hệ thống mã nguồn mở (Open Source Software) được sử dụng rộng rãi trên thế giới để thiết lập website, xuất bản blog. Bạn có thể sử dụng nền tảng này để tạo blog cá nhân miễn phí. Nền tảng Wordpress cũng liên tục cải tiến theme và plugin có sẵn để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Blogger (Blogspot)
Đây là nền tảng tạo blog cá nhân từ Google, có thể tích hợp tốt với Google+ và Google Adsense. Một hệ sinh thái giúp bạn kiếm thêm thu nhập từ blog cá nhân tối ưu. Với Blogger, bạn có thể tùy chỉnh giao diện, cài đặt Blogger Widget cho các tính năng theo nhu cầu,…
Tumblr
Tumblr là nền tảng kết hợp giữa blog cá nhân và mạng xã hội. Nền tảng này hỗ trợ người dùng tạo blog cá nhân miễn phí, đăng tải nội dung đa dạng. Người dùng cũng có thể tương tác với các nội dung của người dùng khác trên Tumblr.
Kết luận
Vậy là Oreka.Builders đã cùng bạn tìm hiểu các thông tin liên quan tới viết blog cá nhân. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích, bạn đã có động lực bắt đầu thực hành tạo blog cá nhân của riêng mình từ hôm nay.
Với kinh nghiệm từ các chuyên gia nội dung giàu kinh nghiệm, Oreka.Builders sẽ tiếp tục đồng hành cùng bạn với những kiến thức bổ ích về blog, viết sách, nội dung đa nền tảng,… Nếu bạn cần giải đáp những thắc mắc riêng hoặc nhận tư vấn chuyên sâu, vui lòng kết nối với Oreka.Builders theo thông tin:
- Địa chỉ: Số 19 LK 11A, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
- Hotline: 091 421 4234
- Website: www.Oreka.builders